Sơn Ta hành động vì sơn ta
Việt Nam cống hiến cho thế giới dòng tranh sơn mài. Một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã thừa hưởng cách vẽ này và đang trên đà phát triển, trong khi ở quê hương của sơn mài, nghệ thuật này đang bị “lai căng” bởi sự tràn lan của sơn công nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, một nhóm họa sĩ lội ngược dòng kiên quyết giữ truyền thống sơn ta.
Tác phẩm “Bán thân” của Trần Đình Bình. Ảnh: N.M.H
Đó là nhóm Sơn Ta, chỉ thu nhận các họa sĩ dùng sơn ta để vẽ sơn mài theo lối xưa- tức là phải mài phẳng, không để mặt tranh gồ ghề. Tất nhiên các thành viên thoải mái vẽ sơn dầu, lụa, tranh giấy, mực nho… miễn sao đụng đến sơn mài là chỉ dùng sơn ta. Với họa sĩ Nguyễn Trường Linh, trưởng nhóm thì tất cả các hình thức kia nếu anh có dùng cũng chỉ là “phác thảo” cho sơn mài mà thôi: “Sơn mài có thể biểu đạt được tất cả. Ngay trong phòng tranh này có rất nhiều phong cách, từ trừu tượng, tranh đồng hiện, biểu hiện, hiện thực…”. Triển lãm thường niên lần 2 của Sơn Ta đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật, Hà Nội đến 30/5.
Nhóm do họa sĩ Nguyễn Đức Việt- hiện là phó chủ nhiệm- sáng lập một năm trước với 30 thành viên. Triển lãm đầu tiên tất cả đều tham gia. Số lượng thành viên nay là 50, nhưng tham gia triển lãm lần này chỉ có 29 người. Để triển lãm, mỗi họa sĩ phải đóng 2 triệu. Có mạnh thường quân người Mỹ tặng nhóm 1.000USD phụ vào chi phí.
Đó là nhóm Sơn Ta, chỉ thu nhận các họa sĩ dùng sơn ta để vẽ sơn mài theo lối xưa- tức là phải mài phẳng, không để mặt tranh gồ ghề. Tất nhiên các thành viên thoải mái vẽ sơn dầu, lụa, tranh giấy, mực nho… miễn sao đụng đến sơn mài là chỉ dùng sơn ta. Với họa sĩ Nguyễn Trường Linh, trưởng nhóm thì tất cả các hình thức kia nếu anh có dùng cũng chỉ là “phác thảo” cho sơn mài mà thôi: “Sơn mài có thể biểu đạt được tất cả. Ngay trong phòng tranh này có rất nhiều phong cách, từ trừu tượng, tranh đồng hiện, biểu hiện, hiện thực…”. Triển lãm thường niên lần 2 của Sơn Ta đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật, Hà Nội đến 30/5.
Nhóm do họa sĩ Nguyễn Đức Việt- hiện là phó chủ nhiệm- sáng lập một năm trước với 30 thành viên. Triển lãm đầu tiên tất cả đều tham gia. Số lượng thành viên nay là 50, nhưng tham gia triển lãm lần này chỉ có 29 người. Để triển lãm, mỗi họa sĩ phải đóng 2 triệu. Có mạnh thường quân người Mỹ tặng nhóm 1.000USD phụ vào chi phí.
Tác phẩm “Bán thân” của Trần Đình Bình. Ảnh: N.M.H
Mỗi tháng các thành viên gặp nhau một lần, để: “giao lưu, học hỏi, giúp nhau cùng phát triển,” họa sĩ Trần Tuấn Long cho biết. Nhóm sẵn sàng nhận đào tạo học viên kể cả chưa biết gì về mỹ thuật, miễn là chịu vẽ sơn ta. “Chúng tôi muốn nhân rộng việc sử dụng sơn ta trong giới họa sĩ và cả công chúng,” trưởng nhóm Linh khẳng định.
Nhóm có cả thành viên bên Thụy Sĩ. Họa sĩ Bùi Hương Thủy làm quen qua Facebook (nhóm đã góp tiền làm trang web nhưng bị nhân viên thiết kế web “bùng”) và sau đó nhận các bài học qua e-mail. Nguyên vật liệu được chuyển cho cô bằng máy bay. Được biết, cô đã có triển lãm sơn mài Việt Nam thành công tại Thụy Sĩ tháng 9 năm ngoái.
Sơn ta tức là sơn có nguồn gốc tự nhiên mà thành phần chính là nhựa của cây sơn. Tùy cơ địa, một số người sẽ bị nổi mẩn khi tiếp cận. Trưởng nhóm Sơn Ta tất nhiên phải bênh vực sơn ta: “Độc do hóa chất hay dầu hỏa (có chì) mình pha, còn nhựa cây chỉ gây phản ứng về da thôi. Ai da nhạy cảm sẽ bị dị ứng gọi là sơn ăn, không phải độc hại. Sơn tổng hợp có hóa chất còn độc hại hơn”.
“Sơn ta bền. Xử lý đúng kỹ thuật và bảo quản tốt có thể giữ được trăm năm hoặc lâu hơn nữa,” Linh cho biết. Nhưng ngày nay với sự phát triển ồ ạt của các loại sơn công nghiệp trong khi nền thủ công nghiệp sơn ta teo tóp dần đi, nhiều họa sĩ chuyển sang dùng sơn công nghiệp để làm sơn mài. Sơn ta đòi hỏi kiên nhẫn trong nhiều khâu. Đặc biệt là khâu ủ. Để cho bức tranh thành phẩm khô, họa sĩ lại phải bọc nó lại và để trong phòng ủ cùng với các khay nước. Ai đó có thể ghét trời nồm ẩm nhưng họa sĩ vẽ sơn ta lại rất khoái vì khi đó trời đất là cái buồng ủ tự nhiên.
Làm sơn ta trong thời buổi ngày nay không phải là một lựa chọn kinh tế. Nguyên liệu tự nhiên (vàng, bạc, gỉ đồng, xà cừ…) ngày càng đắt đỏ; một số (thần sa, chu sa…) phải đặt mua ở nước ngoài. Để có được một bức tranh, tiền vốn họa sĩ phải bỏ ra cũng đến vài triệu đến chục triệu đồng. Chưa kể công sức mài, ủ… Nói chung để hoàn thành một bức sơn mài dùng sơn ta, họa sĩ mất gấp đôi thời gian so với sơn dầu, ấy là chưa kể khâu làm vóc. Nhưng những ai xác định một sự nghiệp lâu dài, thì sơn ta chắc chắn vẫn là lựa chọn hàng đầu.
Sơn ta Việt Nam
Sontavietnam.com
Mỗi tháng các thành viên gặp nhau một lần, để: “giao lưu, học hỏi, giúp nhau cùng phát triển,” họa sĩ Trần Tuấn Long cho biết. Nhóm sẵn sàng nhận đào tạo học viên kể cả chưa biết gì về mỹ thuật, miễn là chịu vẽ sơn ta. “Chúng tôi muốn nhân rộng việc sử dụng sơn ta trong giới họa sĩ và cả công chúng,” trưởng nhóm Linh khẳng định.
Nhóm có cả thành viên bên Thụy Sĩ. Họa sĩ Bùi Hương Thủy làm quen qua Facebook (nhóm đã góp tiền làm trang web nhưng bị nhân viên thiết kế web “bùng”) và sau đó nhận các bài học qua e-mail. Nguyên vật liệu được chuyển cho cô bằng máy bay. Được biết, cô đã có triển lãm sơn mài Việt Nam thành công tại Thụy Sĩ tháng 9 năm ngoái.
Sơn ta tức là sơn có nguồn gốc tự nhiên mà thành phần chính là nhựa của cây sơn. Tùy cơ địa, một số người sẽ bị nổi mẩn khi tiếp cận. Trưởng nhóm Sơn Ta tất nhiên phải bênh vực sơn ta: “Độc do hóa chất hay dầu hỏa (có chì) mình pha, còn nhựa cây chỉ gây phản ứng về da thôi. Ai da nhạy cảm sẽ bị dị ứng gọi là sơn ăn, không phải độc hại. Sơn tổng hợp có hóa chất còn độc hại hơn”.
“Sơn ta bền. Xử lý đúng kỹ thuật và bảo quản tốt có thể giữ được trăm năm hoặc lâu hơn nữa,” Linh cho biết. Nhưng ngày nay với sự phát triển ồ ạt của các loại sơn công nghiệp trong khi nền thủ công nghiệp sơn ta teo tóp dần đi, nhiều họa sĩ chuyển sang dùng sơn công nghiệp để làm sơn mài. Sơn ta đòi hỏi kiên nhẫn trong nhiều khâu. Đặc biệt là khâu ủ. Để cho bức tranh thành phẩm khô, họa sĩ lại phải bọc nó lại và để trong phòng ủ cùng với các khay nước. Ai đó có thể ghét trời nồm ẩm nhưng họa sĩ vẽ sơn ta lại rất khoái vì khi đó trời đất là cái buồng ủ tự nhiên.
Làm sơn ta trong thời buổi ngày nay không phải là một lựa chọn kinh tế. Nguyên liệu tự nhiên (vàng, bạc, gỉ đồng, xà cừ…) ngày càng đắt đỏ; một số (thần sa, chu sa…) phải đặt mua ở nước ngoài. Để có được một bức tranh, tiền vốn họa sĩ phải bỏ ra cũng đến vài triệu đến chục triệu đồng. Chưa kể công sức mài, ủ… Nói chung để hoàn thành một bức sơn mài dùng sơn ta, họa sĩ mất gấp đôi thời gian so với sơn dầu, ấy là chưa kể khâu làm vóc. Nhưng những ai xác định một sự nghiệp lâu dài, thì sơn ta chắc chắn vẫn là lựa chọn hàng đầu.
Sơn ta Việt Nam
Sontavietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét