Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Viện đến chân tình và cháy lòng thì miễn bàn 1

Viện đến chân tình và cháy lòng thì miễn bàn 1

SOI: Đây là ý kiến của Ngô Lực cho bài “38 tác phẩm, 38 tác giả, tất cả đều yêu chất liệu đầy mê hoặc ấy“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận.

Chu Viết Cường, “Nắng thu”, sơn mài, 120 x 200cm – một tác phẩm có trong triển lãm của nhóm họa sĩ Sơn Ta
Bây giờ mà người ta còn mê hoặc theo cách của một người làm việc kỹ thuật với kiểu nhìn hạn hẹp này thì không biết Việt Nam đến bao giờ mới khẳng định được vai trò của mình trong con mắt thế giới chứ? Với cách nghĩ này thì cho dù có 50 năm nữa cũng thế mà thôi.
Đành rằng kỹ thuật rất quan trọng nhưng mình nghĩ rằng nó đã được các nghệ nhân và họa sĩ thời Đông Dương giải quyết xong rồi có gì gọi là sáng tạo ở đây?” Chưa kể bản thân kỹ thuật trong hội họa không phải là dùng nó để diễn tả, mà kỹ thuật của bức tranh là một phần không thể tách rời với quan điểm của cái nhìn về thế giới của nghệ sĩ.
Ví dụ trường phái ấn tượng quan niệm rằng thế giới không bao giờ tĩnh lặng và khô cứng như cách nhìn của hội họa cổ điển, thế giới đối với họ chỉ là những mảng màu sắc lung linh và luôn rung động luôn chuyển động, vậy nên họ diễn tả bằng những bút pháp chuyển động và có độ rung nhất định, thậm chí chỉ là những chấm màu li ti lấp lánh thoáng qua một cách trừu tượng do cảm xúc đem lại, chính vì cách nhìn ấy sinh ra bút pháp kỹ thuật của ấn tượng (đương nhiên là còn nhiều lý do khác nữa biến cách nhìn đó thành một chủ nghĩa đó là một phần ví dụ nhỏ ).

“Xe ngựa chở khách, vùng Louveciennes”, vẽ năm 1870, của Camille Pissarro - “viên gạch non đầu” của trường phái Ấn tượng
Rồi nhiều trường phái khác như biểu hiện, trừu tượng cũng đưa ra những lập luận về cách nhìn và cách thể hiện cùng quan điểm của họ về thế giới, phủ nhận hay kế thừa lại chủ nghĩa ấn tượng có nghĩa là mỗi một cách nhìn và quan điểm khác nhau sẽ đưa ra cách thể hiện khác nhau kỹ thuật khác nhau, tùy vào từng hoàn cảnh hoặc ý tưởng mà áp dụng hay kế thừa hay sáng tạo hoặc phủ nhận.
Tôi không hiểu sao do cách giáo dục nào mà ở Việt Nam các họa sĩ cứ trầm trồ nhau những bức tranh giống nhau đến lạ, thậm chí phản động hơn là có rất nhiều người tin vào một cái gọi là phổ quát của cái đẹp, chỉ đứng trên một góc nhìn hạn hẹp để đánh giá về cái đẹp. Hài hước nhất là khi xem chấm bài trong trường mỹ thuật ông thầy vẽ tả thực thì chê học sinh vẽ có pha chút biểu hiện rằng không nhất thiết phải bóp méo hình như vậy, còn ông thầy về trang trí cách điệu thì chê học sinh vẽ tả thực là giống truyền thần thực tế quá, chưa kể trong bài nghiên cứu hình họa thì nói là bút pháp khô và nghiêm túc quá, hèn gì người ta cứ nói rằng chưa học trường mỹ thuật thì còn tỉnh táo học xong ra là bị khùng luôn, nếu không khùng thì cũng mắc cái bệnh rối loạn cảm xúc …;-)

Một tác phẩm cực thực của Richard Estes, “Broadway and 68th St.”, 2012. Sơn dầu trên canvas, 96.52 x 152.4cm
Nói chung có thế hội họa mới luôn là một đề tài tranh cãi bất tận, mỗi nghệ sĩ phải tự trang bị cho mình một cách nhìn và một quan điểm của mình và câu hỏi đặt ra là thế nào là cách nhìn? thế nào là quan điểm? đó lại là vấn đề của nhận thức của giáo dục, của tìm tòi, không nhận thức được điều ấy thì vô phương, và bài ca con quốc quốc vẫn tiếp tục nói tôi là người sáng tạo chân tình đam mê đến cháy lòng. Mà chân tình và cháy lòng thì miễn bàn..;-)

Sơn ta Việt Nam
Sontavietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét