Quy trình vẽ tranh sơn mài
Khi nhắc đến “sơn mài”, “sơn dầu” hay “lụa” là đang đề cập đến mặt chất liệu của một bức tranh. Chất liệu cũng là một trong những cách thức trình diễn về mặt nội dung, có thể là ý(1) trong tranh, phong cách hay hình thức thể hiện. Việc tìm hiểu quy trình vẽ tranh của một chất liệu, điển hình ở sơn mài, ngoài việc để biết các công đoạn từ khởi đầu đến kết thúc cũng có thể giúp người thưởng ngoạn hình dung ra sự tác động hay ảnh hưởng như thế nào của một chất liệu đến phong cách tạo hình của mỗi nghệ sỹ.
Thao tác thực hiện một bức tranh sơn mài truyền thống(2) sẽ phải tuân thủ những bước cơ bản như sau :
Bước 1
Hình thành phác thảo trắng đen và phác thảo màu dựa theo ý và đề tài. Với một nhà chuyên nghiệp, việc làm phác thảo trắng đen sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn cho những bước sau này, bởi họ biết rằng hình và sắc độ là tối quan trọng. Các họa sỹ giàu kinh nghiệm có thể thực hiện bước này ở trong tâm trí, tuy nhiên, thông thường việc thực hiện một bức tranh với nội dung mong muốnphải được hình thành từ những bố cục cụ thể. Vấn đề thường gặp là sự điểu chỉnh khi chuyển ý, song với sơn mài mọi giải pháp chỉ có thể tương đối mà thôi. Vì vậy, việc khăng khăng cho một hướng bố cục thường sẽ cản trở nhiều suy nghĩ.
Bước 2
Làm phác thảo phóng lớn theo dự kiến, người ta thường vẽ bằng than để dễ chỉnh sửa và lẩy ra các chi tiết cho tranh thêm tinh tế. Đây là bước không kém phần quan trọng bởi khi vẽ trực tiếp lên vóc, chi tiết được vẽ trước, hay những gì tinh túy nhất được vẽ ở lớp đầu tiên, vì càng mài xuống dưới, nét vẽ ban đầu càng hiện rõ. Người vẽ không chỉ toan tính đủ điều mà hơn cả phải truyền tải được tinh thần từ phác thảo lên tranh thuận với ý bản thân tác giả.
Bước 3
Thao tác trên vóc gồm các bước tuần tự sau đây,
Cẩn trứng là từ chuyên môn chỉ việc cẩn các miếng vỏ trứng vịt hoặc gà xuống vóc theo những mảng hình đã được calque(3) sẵn từ trước. Khác với sơn mài Trung Quốc và sơn mài mỹ nghệ dùng vỏ trứng để diễn tả, tranh sơn mài Việt Nam dùng trứng để vẽ các mảng sáng và đôi khi để tạo matière(4) bằng cách cẩn vỏ ốc, vỏ trai…
Thao tác trên vóc gồm các bước tuần tự sau đây,
Cẩn trứng là từ chuyên môn chỉ việc cẩn các miếng vỏ trứng vịt hoặc gà xuống vóc theo những mảng hình đã được calque(3) sẵn từ trước. Khác với sơn mài Trung Quốc và sơn mài mỹ nghệ dùng vỏ trứng để diễn tả, tranh sơn mài Việt Nam dùng trứng để vẽ các mảng sáng và đôi khi để tạo matière(4) bằng cách cẩn vỏ ốc, vỏ trai…
Mài trứng sau khi được cẩn mới đến bước tiếp theo. Vì cái khó ở tranh truyền thống phải phẳng và láng mướt cho nên công đoạn mài sẽ quản lý các mảng trứng hoặc vỏ trai tốt hơn, hay nói cách khác, xử lý bề mặt tranh được triệt để hơn.
Calque nét bằng phấn từ bản phác thảo phóng lớn nhằm lọc lấy bộ contour (5) của hình để đưa lên vóc.
Vẽ nét là một trong những bước góp phần tạo nên sự thành công của một bức tranh sơn mài. Nét trong sơn mài có thể xem là bộ khung của một ngôi nhà, bộ khung có chắc chắn thì ngôi nhà sẽ vững vàng. Trong tranh sơn mài, bộ nét rất được chú trọng. Bởi màu sắc của sơn mài không quá phong phú và có phần hạn chế, do đó gây khó khăn cho lối vẽ “vờn tả”. Cho nên, đế tách các mảng hình người ta phải dụng đến nét, đây là một biện pháp khắc phục điểm yếu chất liệu, song cũng chính là giải pháp thông minh. Lợi thế của nó nằm ở lối miêu tả không gian trên mặt phẳng hai chiều, vừa có vẻ công bút, vừa làm như thoải mái, phóng túng vung cọ mà vẫn tạo được độ nhặt – thưa của nét hay nông – sâu của hình.
Calque nét bằng phấn từ bản phác thảo phóng lớn nhằm lọc lấy bộ contour (5) của hình để đưa lên vóc.
Vẽ nét là một trong những bước góp phần tạo nên sự thành công của một bức tranh sơn mài. Nét trong sơn mài có thể xem là bộ khung của một ngôi nhà, bộ khung có chắc chắn thì ngôi nhà sẽ vững vàng. Trong tranh sơn mài, bộ nét rất được chú trọng. Bởi màu sắc của sơn mài không quá phong phú và có phần hạn chế, do đó gây khó khăn cho lối vẽ “vờn tả”. Cho nên, đế tách các mảng hình người ta phải dụng đến nét, đây là một biện pháp khắc phục điểm yếu chất liệu, song cũng chính là giải pháp thông minh. Lợi thế của nó nằm ở lối miêu tả không gian trên mặt phẳng hai chiều, vừa có vẻ công bút, vừa làm như thoải mái, phóng túng vung cọ mà vẫn tạo được độ nhặt – thưa của nét hay nông – sâu của hình.
Vẽ (hay pha trộn màu) kể cả việc xử lý bạc, vàng quỳ để tạo ra độ xốp và trong cho bức tranh. Có người cho rằng tranh sơn dầu nghĩa là bột màu trộn với dầu lanh để vẽ thì tranh sơn mài cũng chẳng khác gì, màu nghiền cùng sơn ta cho ra những phẩm chất óng ánh không kém. Nếu như sơn dầu dùng bút pháp, kỹ thuật, matière … khác nhau thì sơn mài có thể biến ảo khôn lường nhờ vào vàng, bạc. Từ chuyên môn như thếp, rây, vỗ, xoa… để chỉ các cách xử lý khác nhau của vàng, bạc. Một bức tranh sơn mài được xem là đầy đặn và sâu màu thông thường được vẽ từ ba lớp màu trở lên với các kim loại quý. Sau đó là công đoạn mài và sửa tranh.
Mài vẽ là bước bắt buộc đối với sơn mài truyền thống. Vẻ đẹp của tranh có được từ việc xuất hiện những lớp màu chồng lên, đan quyện và tan lẫn vào nhau mà chỉ ở sơn ta mới có.
Nói cho cùng, người nào đã thân thiết với sơn ta, biết trân quý vẻ đẹp đặc trưng của nó thì sẽ không bao giờ có thể làm khác đi được. Đó là vẽ và mài, điều này chỉ có người trực tiếp vẽ và vẽ đủ nhiều mới cảm nhận được.
(1) Ý là nội dung, là vấn đề mà tác phẩm muốn đề cập tới, có thể rõ ý hoặc ẩn ý. Điểm độc đáo của tranh sơn mài là không kém phần ngẫu nhiên và thú vị trong quá trình tác phẩm được tượng hình do bề mặt tranh có thể biến đổi hoàn toàn mà chính tác giả cũng cũng không ngờ đến.
(2) Truyền thống là những giá trị được khám phá, được khẳng định và được giữ gìn. Tranh sơn mài truyền thống là loại tranh được vẽ bằng sơn ta, được mài phẳng mịn và láng bóng.
(3) Calque là bước chuyển hình, nét từ phác thảo phóng lớn sang vóc bằng giấy calque.
(4) Matière trong hội họa là từ chỉ chất của bề mặt vật liệu, hàm ý về sự phong phú của màu sắc hay sắc độ trong một mảng hình mà không làm phá vỡ mảng hình đó, đối với tranh sơn mài có thể tạo ra bằng vô số cách như cẩn vỏ trứng, vỏ trai, rắc bạc dát vàng, v.v… và sau đó mài phẳng.
(5) Contour là đường viền bao quanh một hình thể, hay nói theo ngôn ngữ tạo hình, đây là bộ nét của hình thể.
Chia sẻ bởi
Sơn ta Việt Nam
Thiết kế Website bởi Wlike.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét